CLB Trái tim tình nguyện - tp. Đà Lạt
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Một số hình phạt của quản trò

Go down

Một số hình phạt của quản trò Empty Một số hình phạt của quản trò

Bài gửi by songsaochodang Sun Nov 27, 2011 12:49 pm

1. Bò bò bò, bò nhúng dấm nhúng dấm nhúng dấm.
Bò bò bò, bò lúc lắc lúc lắc lúc lắc.
(Xếp hai "đàn bò" đối diện nhau và cho tiến lại gần nhau)

2. Nặn tượng. Người bị đứng im tại chỗ, cho người thắng cuộc chơi "nặn" ra thành những bức tượng thật là ngộ nghĩnh, gây cười.

3. Soi gương. Người bị đứng đối diện với người thắng, lặp lại tất cả những động tác mà người thắng đã thực hiện (theo nguyên tắc như lúc mình đang soi một chiếc gương)

4. Đội nghi thức lùn. Tất cả người bị xếp thành hàng để tập nghi thức, nhưng là ngồi xổm để thực hiện. Quy định động tác: Nghỉ (đưa chân phải ra) - Nghiêm (khép chân vào) - Bên trái/phải quay - Dậm chân tại chỗ, dậm - Bước đều, bước.

5. Thụt dầu. Người bị, tay trái cầm tai phải, tay phải cầm tay trái, hai chân tréo lại và ngồi xuống đứng lên 5, 10,... (theo yêu cầu của quản trò) theo tiếng còi.

6. Vòng tròn hát: Một con vịt xòe ra hai cái cánh, nó kêu cạp, cáp cáp cáp, cạp cạp cạp, gặp hồ nước nó bì bà bì bỏm, lúc lên bờ vẫy cái cánh cho khô - Người bị làm theo lời bài nhạc

7. Vòng tròn hát: Con gì kia nó ngồi là ngồi trong hốc, nó đưa cái lưng ra ngoài đó là con cóc, con cóc nó ngồi trong hốc, nó đưa cái lưng ra ngoài đó là cóc con - Người bị xếp thành một hàng dọc và bắt đầu nhảy cóc cho đến hết bài hát.

8. Viết thư tình. Quản trò cố nghĩ ra thật nhanh một đoạn thư tình thật là "ướt át". Người bị xếp thành hàng ngang, ngồi xổm để làm những DẤU CHẤM CÂU. (khi nghe đến đoạn nào có sử dụng dấu, người bị phải thực hiện động tác theo dấu đó)

Quản trò: Ngày dài, (phẩy) tháng nhớ, (phẩy) năm thương tiếc... (chấm chấm chấm)

Quy định: dấu chấm (.) - nhún mông một cái * dấu phẩy (,) - lắc mông một cái * dấu chấm phẩy ( - nhún mông rồi lắc mông * dấu hỏi (?) - đứng dậy lắc mông rồi ngồi xuống * dấu chấm than (!) - nhảy lên một cái * dấu hai chấm ( - nhún mông hai cái * dấu ba chấm (...) - nhún mông ba cái * dấu gạch ngang (-) - nhảy qua một bên * gạch đít - nhảy qua một bên và lắc mông...

9. Remote Control. Người bị xếp thành hàng ngang, ngồi xổm. Quản trò đứng trước mặt hàng ngang đó và đưa một tay ra (các ngón tay khác nắm lại, chỉ mở ngón cái ra mà thôi - kiểu như khi ta nói Number One í mà). Tất cả người bị nhìn theo ngón trỏ của Quản trò. Nếu ngón trỏ ngã về hướng nào thì người bị phải nghiêng theo về hướng đó. Nếu ngón trỏ xoay vòng tròn, thì người bị cũng phải xoay theo. Khi ngón trỏ đưa lên trời càng lúc càng cao thì người bị phải đứng từ từ dậy. Khi ngón trỏ gập xuống, gập lên liên tục thì người bị phải nhún người liên tục,...

10. Lượm giày. Người bị xếp thành từng cặp, đứng thẳng và dựa thật sát lưng vào nhau. Dưới mũi chân mỗi người để một chiếc giày (hoặc dép), Quản trò thổi còi, người bị phải thật nhanh cuối người xuống, lượm lấy chiếc dép và chạy về vị trí cũ (trong vòng tròn) của mình. Nếu ai chậm chân hơn thì ... ráng ở lại để bị phạt thêm trò khác.

11. Bà Ba đi chợ. Quản trò đi quanh (phía trong) vòng tròn, vừa đi vừa hô những vật "bà Ba" muốn mua. Người bị lần lượt xếp thành hàng dọc đi phía sau lưng "bà Ba", vừa đi vừa thể hiện những động tác (đồ vật) mà "bà Ba" vừa mua. Ví dụ: cái chày, máy may, cái cưa,...
songsaochodang
songsaochodang
Tướng
Tướng

Tổng số bài gửi : 407
Points : 691
Reputation : 3
Join date : 21/11/2011
Age : 31
Đến từ : Đà Lạt

Về Đầu Trang Go down

Một số hình phạt của quản trò Empty Re: Một số hình phạt của quản trò

Bài gửi by songsaochodang Tue Nov 29, 2011 11:51 pm

1. Múa đôi
Số người bị phạt: Tuỳ ý (hai hoặc nhiều người nhưng phải chẵn)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Hai người bị phạt bị bịt mắt, đứng mỗi người một góc. Quản trò bắt một bài hát vui, tất cả cùng hát. Trong khi đó, 2 người bị bắt vừa múa vừa tìm đến nhau. Khi nào tìm thấy thì sẽ được về chỗ.
Chú ý: Khi 2 người bị phạt càng đến gần nhau, người chơi sẽ hát to hơn, nhằm hướng dẫn họ dễ tìm ra nhau.
2. Vịt lạ kỳ
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Người bị phạt đứng thành hàng dọc hay vòng tròn. Tập thể cùng hát bài hát "Một con vịt xòe ra hai cái cánh...", người bị phạt đi kiểu khuỵu gối và múa theo lời bài hát. Sau mỗi câu, quản trò hô "vịt què". Người bị phạt làm động tác gãy cánh và múa tiếp.
Chú ý:
- Quản trò có thể múa mẫu, cùng hát vỗ tay
- Quản trò có thể hô những động tác khó hơn. Ví dụ: "vịt béo", "vịt xàng xê"
- Ai làm đúng, đẹp cho về trước. Ai làm chưa đẹp, tiếp tục phạt trò khác.
3. Chú mèo đáng yêu
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Xếp thành hàng ngang trước tập thể. Tập thể cùng hát bài "Meo meo meo rửa mặt như mèo...", người bị phạt làm các động tác của chú mèo trong bài hát: rửa mặt, liếm tay,...
4. Vịt đẻ trứng vàng
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Tập thể cùng hát theo thể tự do "te te te - vịt đẻ, te te te - vịt ấp, te te te - vịt nở, te te te - vịt bay".
Người bị phạt đứng theo hàng dọc hoặc vòng tròn, khi nghe hát thì hô "cạp cạp cạp..." và làm điệu bộ theo các động tác.
- Vịt đẻ: hai tay để sau mông
- Vịt ấp: hai tay để trước bụng
- Vịt nở: hai tay để trước mặt
- Vịt bay: hai tay giang ra hai bên
5. Âm vang Tây Nguyên
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Người bị phạt được xếp thành hàng dọc hoặc vòng tròn
Tập thể cùng hát theo nhịp điệu "Cắc cùm cùm, cắc cùm cùm, cắc cum cum cùm cum" (hát nhiều lần từ chậm đến nhanh)
Hai tay người bị phạt đứng sau ôm eo người đằng trước, và làm động tác theo nhịp điệu của bài hát như: lắc mông, lắc eo, nhún lên, ngồi xuống, uốn éo,... Khi bài hát dừng chỗ nào, người bị phạt giữ nguyên động tác đó, không được nhúc nhích. Ai nhúc nhích sẽ bị phạt trò khác.
Tìm tác giả tác phẩm (thơ)
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: Quản trò chia ra từ 1 -> 3 nhóm, quản trò sẽ đọc 1 đoạn của 1 bài thơ
Ví dụ: "Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim"
Quản trò sẽ hỏi: 2 câu thơ này của ai - nhóm nào trả lời được thì cộng thêm điểm. Người chơi phải am hiểu thơ văn của dân tộc
Đố nghề

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: Quản trò chia người chơi ra thành 3 nhóm và mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng. Quản trò sẽ diễn tả hành động và nhóm trưởng có 2 phút để bàn với nhóm sau đó trả lời xem là nghề gì. Quản trò phải diễn tả 1 hành động ít nhất 3 lần, nhóm nào trả lời trước thì được thêm 1 điểm.
Nói và làm ngược

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: người chơi xếp thành vòng tròn
- Quản trò hô: "Các bạn hãy cười thật to"
- Người chơi phải làm ngược lại là: "Khóc thật nhỏ"
- Quản trò hô: "Các bạn hãy nhảy lên"
- Người chơi phải làm ngược lại: "Ngồi xuống đất"
Quản trò sẽ chỉ người trong vòng tròn và nói 1 hành động nào đó thì người chơi phải làm ngược lại. Quản trò có thể thể hiện bằng hành động không cần nói, nếu người chơi không làm ngược lại thì sẽ bị phạt
songsaochodang
songsaochodang
Tướng
Tướng

Tổng số bài gửi : 407
Points : 691
Reputation : 3
Join date : 21/11/2011
Age : 31
Đến từ : Đà Lạt

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết